NSND Thanh Hoa vẫn nghẹn ngào khi hát “Hãy cho tôi lên đường” - Dạy Nối Mi

Ads Top

NSND Thanh Hoa vẫn nghẹn ngào khi hát “Hãy cho tôi lên đường”

“Hãy cho tôi lên đường

Cho tôi lên đường về miền biên cương mịt mù khói súng

Hãy cho tôi lên đường 

Tôi đi tiêu diệt giặc thù xâm lăng bảo vệ đất nước…”

40 năm đã trôi qua, NSND Thanh Hoa chưa bao giờ thôi xúc động với “Hãy cho tôi lên đường”- ca khúc được nhạc sĩ Hoàng Hiệp viết vào tháng 2/1979,  một trong những bài hát mở đầu cho dòng nhạc về chiến tranh biên giới phía Bắc. 

nsnd thanh hoa van nghen ngao khi hat "hay cho toi len duong" hinh 1
NSND Thanh Hoa xúc động chia sẻ trong chương trình giao lưu nghệ thuật "Chiều dài biên giới". 

Tại cuộc giao lưu nghệ thuật có chủ đề “Chiều dài biên giới” do Đài TNVN tổ chức vừa qua, NSND Thanh Hoa nói: "Có mặt tại buổi giao lưu này khiến tôi có cảm xúc vừa tự hào, vừa xúc động. Đồng đội của tôi có người còn, có người đã mất. Tôi vinh dự vừa là nghệ sĩ, vừa là diễn viên của Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, vừa là chiến sĩ. Tôi từng đi dọc đường Trường Sơn và đặc biệt là tham gia vào cuộc chiến tranh biên giới. 40 năm trước, tôi là người đầu tiên thu bài “Hãy cho tôi lên đường”. 

Sắp bước sang tuổi 70, dù giọng hát không còn trong trẻo và cao vút nhưng cảm xúc của NSND Thanh Hoa vẫn vẹn nguyên. Bà kể: “Lúc đó, tôi hát ca khúc với hừng hực lửa căm thù, cộng thêm sự lo lắng bởi tôi biết chiến tranh là tàn khốc. Chúng ta lại phải hy sinh bao nhiu con người nữa. Chắc chắn 40 năm về trước, tiếng hát của tôi có sức mạnh và đầy chất thép hơn như là quý vị vừa nghe. Nhưng 40 năm qua, khi hát ca khúc này, tôi vẫn không thể kìm được xúc động bởi đó là tuổi trẻ của mình đã trải qua”

Dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về sự ác liệt của trận chiến, những kỷ niệm, tấm gương chiến đấu và hy sinh quả cảm vẫn in đậm trong tâm trí những người nghệ sĩ như Thanh Hoa. Khán phòng nhà hát đài TNVN nhiều lúc lặng im, đâu đó có những giọt nước mắt khi nghe những tâm sự của một đồng nghiệp cách đây mấy chục năm. Khi đó, Thanh Hoa là thành viên đoàn ca nhạc Đài TNVN.

nsnd thanh hoa van nghen ngao khi hat "hay cho toi len duong" hinh 2
NSND Thanh Hoa trình bày ca khúc "Hãy cho tôi lên đường". 

“Đoàn ca nhạc đài TNVN gần như luôn luôn chuẩn bị trong tư thế sẵn sàng biểu diễn xung kích. Tôi xin được kể kỷ niệm nhớ nhất. Lúc đấy cả đoàn ca nhạc đài TNVN do anh Phan Phúc là trưởng đoàn đã dẫn chúng tôi đi biểu diễn ở các tỉnh biên giới phía bắc. Và điểm diễn mà tôi không thể quên được là Trùng Khánh.

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

Có lẽ, đó là lần đầu tiên ở Việt Nam, chúng tôi chứng kiến tuyết rơi trong đêm biểu diễn. Chị Như Hoa và anh Đỗ Xuân diễn vở Mẹ Đốp, chỉ mặc những chiếc áo dài mỏng manh giữa trời tuyết lạnh giá. Chúng tôi cũng thế, không ai nỡ khoác cái gì bởi vì thương các chiến sĩ nơi biên cương. Tất cả diễn viên trong đoàn đều cố gắng đẹp nhất để các chiến sĩ được nghe, được nhìn thấy hình ảnh của những nghệ sĩ vẫn rất là tươi tắn, hồn nhiên và mang hết cả tình cảm của mình để phục vụ.

Tất cả chúng tôi, mỗi người cũng mang đi một ít tiền nhưng trước khi về, chúng tôi đã gộp tất cả số tiền đó, chia cho các em bộ đội để các em mua thuốc lào vì lạnh quá”. Bao nhiêu năm đã trôi qua, NSND Thanh Hoa vẫn nhớ như in những kỷ niệm đó. 

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

Năm 1979, mới bước ra từ cuộc chiến tranh chống Mỹ, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ của đài TNVN đã vội vã lên đường tham gia vào cuộc chiến tranh biên giới, mang giọng ca, tiếng hát của mình, trở thành nguồn động viên, khích lệ cho tiền tuyến. NSND Thanh Hoa cũng nằm trong số đó. 

"Hãy cho tôi lên đường

Tôi đi hỏi tội lũ quân phản bội, đổi trắng thay đen gian ác vô chừng

Làm sao có thể ngồi yên khi người bạn tôi đã chết

Đạn thù xuyên qua tim, trái tim nồng nàn tình yêu đôi lứa..."

Những câu hát đầy hào sảng, mạnh mẽ, đầy chất thép thúc giục lòng người đã vang lên giữa chiến trường, gợi lại những năm tháng vừa đau thương nhưng cũng hừng hực khí thế, người người lên đường, hướng về miền biên cương Tổ quốc.

Trong giai đoạn lịch sử ấy, có nhiều bài hát, bài thơ đã ra đời, thu âm và phát sóng trên Đài TNVN. Đóng góp vào việc truyền tải sức sống của các tác phẩm âm nhạc những năm cuối 70, đầu 80 chính là công sức đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ của Đoàn ca nhạc và Ban biên tập âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam trong việc sáng tác, dàn dựng, phối khí, thu thanh các tác phẩm âm nhạc, để ngay lập tức có những tác phẩm nhanh nhất phục vụ nhiệm vụ chính trị và công chúng. Theo lời nhạc sĩ Dân Huyền, lúc ấy mỗi nghệ sĩ đều coi mình là một chiến sĩ, không khí trong phòng thu cũng hết sức rạo rực.

“Hồi ấy, ngoài việc biên tập các chương trình ca nhạc để động viên quân và dân ta, các nhạc sĩ ở Đài cũng thể hiện và biểu lộ tình cảm trước mỗi dòng tin nhận được bằng những tác phẩm âm nhạc”, nhạc sĩ Dân Huyền nhớ lại./.

Hạnh Lê/VOV.VN

PC_Article_AfterShare_1

No comments:

Powered by Blogger.

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong