Hội Tiếng Tơ Đồng quảng bá nghệ thuật truyền thống Việt Nam tại Pháp - Dạy Nối Mi

Ads Top

Hội Tiếng Tơ Đồng quảng bá nghệ thuật truyền thống Việt Nam tại Pháp

Một ngày hè năm 2018, tôi (phóng viên mới nhận nhiệm vụ tại cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp) lang thang trên internet và tình cờ biết được thông tin về một chương trình biểu diễn nhạc cụ truyền thống Việt Nam, tại một trung tâm văn hóa nằm trong thành phố Paris, của một hội đoàn người Việt. Vốn là người yêu thích âm nhạc, lại đặt chân tới Pháp không lâu, một nền văn hóa vừa mới lạ vừa có đôi chút quen thuộc, tôi ngay lập tức tò mò và quyết định tìm hiểu xem có gì thú vị từ hoạt động này.

Từ đó, tôi được làm quen với các buổi biểu diễn nhạc cụ truyền thống (đàn tranh, đàn t’rưng, đàn bầu, sáo trúc…) cùng những điệu múa dân gian, tiếng trống hội rộn ràng, những âm thanh vốn rất đỗi quen thuộc nhưng lại có cảm xúc rất mới lạ. Có lẽ sự mới lạ đó đến từ không gian mà tôi đang được thưởng thức, giữa những khán giả Pháp và quốc tế của đủ màu da, ngôn ngữ, những người ban đầu do tò mò mà đến, sau là bị cuốn hút bởi những nét đặc sắc của nghệ thuật, văn hóa Việt Nam, một thứ nghệ thuật mà đối với họ cứ lạ lạ, nhẹ nhàng nhưng lôi cuốn không ngờ.

Tất nhiên, trong số những người thưởng thức nghệ thuật truyền thống Việt đang được giới thiệu tại đây, không thể thiếu những người con đất Việt xa xứ. Họ là những người tuổi đã cao, vẫn còn lưu giữ những ký ức tuy xa xôi nhưng vốn rất quen thuộc về đất nước hình chữ S, vẫn nói tiếng Việt và còn giữ đôi chút nếp sinh hoạt của người Việt. Họ là những bạn trẻ, con em những người gốc Việt, không còn hiểu được tiếng nói quê hương, nhưng vẫn mong muốn tìm hiểu văn hóa của cội nguồn.

Với tính chất công việc của một phóng viên thường trú, quan tâm nhiều tới hoạt động của cộng đồng người Việt, tôi dễ dàng làm quen với nghệ sỹ đàn tranh Hồ Thụy Trang và anh em trong Hội Tiếng Tơ Đồng. Cũng qua trao đổi với nhiều khán giả phương Tây mỗi khi có dịp tiếp xúc, tôi được hiểu thêm về hoạt động đặc sắc và ý nghĩa của hội, nơi tập hợp những con người đang ngày ngày theo đuổi đam mê đối với nghệ thuật truyền thống và góp sức quảng bá cho văn hóa, âm nhạc quê hương tại nước Pháp tươi đẹp cũng như tại các nước châu Âu hiện đại.

Vượt qua những ngày đầu khó khăn

Hội Tiếng Tơ Đồng được nghệ sỹ đàn tranh Hồ Thụy Trang thành lập năm 2000 với chỉ 5 thành viên của 03 quốc tịch khác nhau (Việt Nam, Pháp và Bỉ) nhưng có cùng đam mê với âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, những người không quản đường xa để đến hòa cùng nhau một vài bài dân ca. Những ngày đầu thành lập, họ gặp không ít khó khăn do thiếu nhạc cụ và bất đồng ngôn ngữ. Tuy nhiên, cùng với đam mê, họ đã vượt qua để nâng cao trình độ âm nhạc và phát triển tổ chức về quy mô.

hoi tieng to dong quang ba nghe thuat truyen thong viet nam tai phap hinh 1
Chân dung nghệ sỹ đàn tranh Hồ Thụy Trang ( Ảnh: Trang Thanh Trúc)

Nghệ sỹ đàn tranh Hồ Thụy Trang, từng là giảng viên Trường Văn hóa Nghệ thuật Đồng Nai và Cung Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, người sáng lập Tiếng Tơ Đồng sau vài lần sang Pháp biểu diễn nghệ thuật, trước khi định cư tại đây để theo đuổi đam mê, chia sẻ: “Những ngày đầu thành lập hội, hoạt động nghệ thuật gặp không ít khó khăn do cuộc sống nơi đất mới không dễ dàng. Tuy nhiên, sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, lại được cha mẹ khổ công đầu tư cho học nhạc từ năm lên 6 tuổi, tôi luôn quyết tâm theo đuổi đam mê với nghệ thuật truyền thống và giữ lấy nghề mà tôi đã được đào tạo 15 năm trong nhạc viện (khoa Quốc Nhạc - Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh)”.

Từ quyết tâm này, Hồ Thụy Trang bắt đầu nhận lời tham gia biểu diễn âm nhạc tại các sự kiện, trung tâm văn hóa, tham gia sáng tác và biểu diễn cùng nghệ sỹ Pháp những câu chuyện cổ tích Việt Nam (bằng tiếng Pháp), tham gia các festival quốc tế và hội thảo giới thiệu về nhạc Việt Nam. Sau mỗi buổi biểu diễn, học viên tìm đến học đàn ngày một nhiều, họ là những bạn trẻ của các dân tộc khác nhau, trong đó có nhiều bạn trẻ người Pháp gốc Việt, không còn nói tiếng Việt nhưng yêu âm nhạc quê hương. Bên cạnh việc học đàn, những học viên này còn được dạy tiếng Việt và những điệu hò, câu lý. Để học viên của mình có sân chơi, Hồ Thụy Trang tổ chức các buổi biểu diễn nhỏ để học viên thực tập, về sau càng ngày càng có nhiều đơn vị mời tham gia biểu diễn. Đó cũng chính là một trong những lý do Hội Tiếng Tơ Đồng được thành lập.

hoi tieng to dong quang ba nghe thuat truyen thong viet nam tai phap hinh 2

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

Mở rộng phạm vi hoạt động và được biết đến nhiều hơn

Sau 10 năm định cư tại Pháp, Hồ Thụy Trang đã có trong tay bằng giáo sư âm nhạc của Bộ Văn hóa Pháp, chính thức bắt đầu giảng dạy âm nhạc cổ truyền Việt Nam tại các nhạc viện của Pháp. Còn với Tiếng Tơ Đồng, sau gần 20 năm miệt mài, đã trở thành một hội đoàn của gần 50 nghệ sỹ, một nhà sản xuất sự kiện và chương trình biểu diễn nghệ thuật được chính phủ Pháp cấp phép, được cộng đồng người Việt tại Pháp, cũng như người dân châu Âu biết đến ngày càng nhiều. Hơn nữa, đây còn trở thành ngôi nhà chung của những người Việt xa quê, đặc biệt là các du học sinh.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

Song song với các hoạt động biểu diễn tại các trung tâm văn hóa, Tiếng Tơ Đồng cũng tổ chức các lớp hòa tấu nhạc cụ cổ truyền (đàn tranh, nhị, tỳ bà, sáo trúc, đàn bầu…), lớp bộ gõ và múa dân gian. Hội cũng mang nhạc cụ Việt Nam vào các trường phổ thông, tham gia các lễ hội tại các địa phương với mục đích quảng bá văn hóa Việt, mang âm nhạc vào các hoạt động xã hội, phục vụ người già neo đơn, tham gia các hoạt động từ thiện tại Pháp cũng như Việt Nam. Bên cạnh tiếng đàn bầu, đàn tranh truyền thống, Tiếng Tơ Đồng còn kết hợp các nhạc cụ khác trong bộ gõ như trống, phách, mõ, chuông, thanh la, phách tiền… Những năm gần đây, Tiếng Tơ Đồng cũng được biết đến với những tiết mục kết hợp các nhạc cụ truyền thống Việt Nam với nhạc cụ phương Tây.

Cần nhiều hơn sự hỗ trợ để tiếp tục quảng bá cho văn hóa Việt

Có một điều mà nghệ sỹ Hồ Thụy Trang trăn trở, đó là hoạt động quảng bá cho văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc truyền thống Việt của Hội Tiếng Tơ Đồng đang “tự lực cánh sinh”, việc giữ gìn và quảng bá văn hóa Việt sẽ có hiệu quả tốt hơn nếu các hội đoàn người Việt nhận được nhiều hơn sự động viên, hỗ trợ.

hoi tieng to dong quang ba nghe thuat truyen thong viet nam tai phap hinh 3
Một buổi biểu diễn của Tiếng Tơ Đồng. (Ảnh: Phạm Tử Trước)

Đây là một mong muốn chính đáng của những hội đoàn và sẽ luôn được thấu hiểu. Tháng 10/2018 vừa qua, tại buổi khai mạc mùa văn hóa “Hộ chiếu tới Việt Nam” (Passeport pour le Vietnam) của trung tâm văn hóa Mandapa (quận 13, Paris) có sự tham gia của Hội Tiếng Tơ Đồng và nhiều nghệ sỹ gốc Việt tại Pháp cũng như các nghệ sỹ đến từ Việt Nam, ông Nguyễn Thiệp - Đại sứ Việt Nam tại Pháp – khẳng định “Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các hoạt động văn hóa nhằm tăng cường giao lưu giữa Việt Nam và Pháp. Văn hóa đã trở thành cầu nối, đưa hai đất nước, hai dân tộc đến rất gần nhau”.

Với những hoạt động ý nghĩa trong suốt nhiều năm qua, những hội đoàn như Tiếng Tơ Đồng không chỉ là nơi quảng bá giá trị văn hóa Việt mà còn là một cầu nối về văn hóa trong mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Pháp. Cũng như rất nhiều nhóm đang âm thầm hoạt động tại Pháp, Tiếng Tơ Đồng là một mảnh ghép trong bức tranh chung của các hoạt động văn hóa sôi nổi trên đất Pháp và châu Âu. Họ xứng đáng nhận được những sự quan tâm nhiều hơn nữa từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân để duy trì hoạt động một cách hiệu quả./.

Huỳnh Điệp/VOV-Paris

PC_Article_AfterShare_1

No comments:

Powered by Blogger.

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong