Hồ sơ Pandora: Hé lộ bí mật các ngôi sao với muôn cách trốn thuế
Có khoảng 11,8 triệu tệp dữ diệu có liên quan tới Hồ sơ Pandora, được lấy từ 14 công ty offshore (nước ngoài) do Hiệp hội Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố. Hồ sơ này chỉ rõ việc có một hệ thống tài chính nnước ngoài cho phép người giàu có thể mua các du thuyền, máy bay riêng, đầu tư vào những tài sản thật nhằm bảo vệ khối tài sản khổng lồ của họ, tránh khỏi những cặp mắt dòm ngó của chính quyền và các cơ quan điều tra.
Trong một phần tài liệu, nhiều tên tuổi người nổi tiếng và giới siêu giàu được "điểm mặt". Shakira, Ringo Starr, Claudia Schiffer, Julio Iglesias... và không ít ngôi sao khác đã xuất hiện trong danh sách này.
Những ngôi sao chỉ việc ngồi "rung đùi" tại London hoặc Los Angeles, thông qua hệ thống kể trên, khởi tạo nên một công ty nước ngoài với chi phí cực rẻ. Họ sẽ thuê một dịch vụ tài chính nhằm thực hiện công việc có "thẩm quyền bí mật" đứng tên với tư cách pháp nhân.
Bên cạnh việc đánh thuế thấp hoặc không hề có thuế, những lãnh thổ này có hệ thống luật pháp có thể bảo vệ danh tính của các ngôi sao. Sẽ rất khó để điều tra lý do vì sao họ sử dụng các công ty này để bảo vệ tài sản. Những lãnh thổ này được gọi dưới những cái tên như "thiên đường thuế" hay "ốc đảo thuế".
Một số lãnh thổ nước ngoài được sử dụng là các hòn đảo như: Anguilla hoặc Bahamas, trong khi những khu vực khác nằm ở những nơi không giáp biển như Nam Dakota và Thụy Sĩ. Ở hầu hết các quốc gia, các cá nhân và doanh nghiệp có thể thành lập công ty và chịu thuế cho chúng theo quy định từng nước.
Theo Hồ sơ Pandora, chỉ với vài trăm đô la, những người nổi tiếng hoặc giới siêu giàu đã mở công ty ở các nước kể trên và tiết kiệm được hàng trăm nghìn cho tới hàng triệu đô la tiền thuế. Các nhà kinh tế cho rằng, việc đưa tài sản ra nước ngoài đã tước đi hàng trăm tỷ đô la tiền thuế của các chính phủ mỗi năm.
Bí mật về dòng tiền của các ngôi sao
Các tài liệu bị rò rỉ cung cấp một cái nhìn sơ lược về cách người nổi tiếng điều khiển dòng tiền của họ ở nước ngoài ra sao.
Ringo Starr, với giá trị tài sản cá nhân ròng ước tính khoảng 400 triệu đô la, đã thành lập hai công ty ở Bahamas được sử dụng để mua bất động sản, bao gồm cả một số bất động sản tại Los Angeles.
Ca sĩ này cũng đã thiết lập ít nhất 5 quỹ tín thác ở Panama. Ba trong số các quỹ tín thác đó nắm giữ các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà con cái của ông là người thụ hưởng. Bên cạnh đó, một quỹ tín thác khác nắm giữ doanh thu từ tiền bản quyền và các buổi biểu diễn trực tiếp của ông.
Claudia Schiffer, siêu mẫu người Đức từng đóng quảng cáo cho Victoria's Secret, L'Oreal và Pepsi, sở hữu ít nhất 6 công ty đã đăng ký BVI. Hồ sơ cũng cho thấy rằng cô đã thành một quỹ tín thác ở đó để đầu tư thu nhập của mình. Thông qua các luật sư, người mẫu này nói với đối tác ICIJ rằng, cô tuân thủ luật thuế ở Anh, nơi cô sống với chồng, đạo diễn phim Matthew Vaughn.
Nhiều ngôi sao trong Pandora Papers đến từ thế giới thể thao, bao gồm cả các cầu thủ bóng đá và huấn luyện viên. Những bí mật từ các công ty nước ngoài được hé lộ thường gặp phải bế tắc trong việc điều tra.
Vào năm 2018, đã có một cuộc điều tra trốn thuế của chính phủ Tây Ban Nha về việc Shakira sử dụng các công ty nước ngoài để quản lý hoạt động kinh doanh âm nhạc trên toàn thế giới. Vào tháng 7/2021, một thẩm phán Tây Ban Nha đã ra phán quyết rằng, có đủ bằng chứng cho thấy nữ ca sĩ gốc Colombia đã không nộp 16,4 triệu USD tiền thuế từ năm 2012 đến năm 2014. Cơ quan phát ngôn của Shakira ngay sau đó cho biết rằng, nữ ca sĩ đã trả các khoản thuế một cách đầy đủ.
Hồ sơ Pandora đã cho thấy có ba công ty nước ngoài được đăng ký dưới tên của Shakira từ năm 2019 khi cuộc điều tra kể trên được tiến hành. Mặc dù vậy, đại diện của Shakira cho biết các công ty này được thành lập nhiều năm trước đó.
Đại diện của cô cũng nói với El País, một đối tác truyền thông của ICIJ cho rằng, nữ ca sĩ đã sử dụng các công ty nước ngoài vì phần lớn thu nhập của cô đến từ bên ngoài Tây Ban Nha, hơn nữa cơ quan thuế Tây Ban Nha đều nắm rõ hoạt động các công ty của cô.
Mario Vargas Llosa, tiểu thuyết gia đoạt giải Nobel, phủ nhận việc ông sở hữu một công ty đăng ký BVI được liệt kê trong Hồ sơ Pandora.
Nhưng các tài liệu mới bị rò rỉ cho thấy, Llosa đã sử dụng một công ty khác có đăng ký BVI để đầu tư tiền bản quyền từ tác phẩm của mình. Một đại diện của Llosa xác nhận với El País công ty nước ngoài mà tác giả này sở hữu đúng là có tên trong Hồ sơ Pandora, nhưng nó được công bố hợp lệ với cơ quan thuế và đã thanh lý vào năm 2017.
Che dấu danh tính, trốn thuế được hé lộ trong Hồ sơ Pandora
Julio Iglesias, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Tây Ban Nha, người có giá trị tài sản ròng ước tính là 936 triệu USD, sở hữu hơn 20 công ty trong BVI.
Tám trong số những công ty này đã mua bất động sản tại Miami, Florida kể từ năm 2008. Hai công ty khác có liên hệ với Iglesias nhưng không có tên trong các tài liệu bị rò rỉ cũng sở hữu nhiều bất động sản ở Miami.
Hồ sơ Pandora cho thấy, những người nổi tiếng thường sử dụng các công ty nước ngoài để bảo vệ danh tính của họ khi mua bất động sản. Việc giữ bí mật giúp họ "che giấu" được khối tài sản của mình trước công chúng và trong một số trường hợp, để tránh chính quyền áp dụng luật thuế với họ.
Các công ty của Iglesias sở hữu 5 lô đất trên "Đảo tỷ phú" Indian Creek, một vùng đất tư nhân của Florida, với lực lượng cảnh sát riêng và đội tuần tra biển có vũ trang. Các công ty của Iglesias đã bán hai trong số các lô Indian Creek vào năm 2020.
Một số công ty nước ngoài của Iglesias đủ điều kiện được giảm thuế đối với tài sản mà họ sở hữu. Theo luật của Florida, chủ sở hữu của nhiều nơi cư trú có thể chỉ định một trong số đó là nhà chính của họ và các bất động sản khác tự áp dụng "quyền miễn trừ thuế nhà ở".
Hồ sơ Pandora cho thấy, Russell King - một luật sư ở Florida, đã thành lập các công ty BVI cho Iglesias thông qua nhà cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài Trident Trust. King cũng được liệt kê là người chịu trách nhiệm mua bán một số bất động sản ở Miami mà các công ty của Iglesias sở hữu.
King nói rằng, đối với công dân và cư dân Hoa Kỳ, thuế được đánh vào các bất động sản có giá trị hơn 11,7 triệu đô la. Nhưng nếu một người không cư trú mua bất động sản của Hoa Kỳ thông qua một công ty ở nước ngoài, thì bất động sản đó không được coi là tài sản của Hoa Kỳ và không phải chịu thuế bất động sản.
No comments: