Vương quốc Anh lên án phim phân biệt chủng tộc - Dạy Nối Mi

Ads Top

Vương quốc Anh lên án phim phân biệt chủng tộc

Ủy ban phân loại điện ảnh Vương quốc Anh (BBFC) mới đây đã đưa ra quy định chặt chẽ hơn việc sử dụng ngôn ngữ có xu hướng phân biệt chủng tộc trong các chương trình mà họ quản lý. Theo đó, Ủy ban này cho rằng "quan điểm đã thay đổi" đối với việc sử dụng các hành vi, ngôn ngữ có phần lỗi thời và mang tính xúc phạm chủng tộc.

Cơ quan quản lý Vương quốc Anh cho biết, các chương trình có từ ngữ phân biệt chủng tộc (N-word) không được xếp loại thấp hơn 12A /12, trừ khi trong những trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn như phim tài liệu hoặc tiểu sử có giá trị giáo dục rõ ràng và thu hút khán giả nhỏ tuổi.

Động thái này diễn ra sau một nghiên cứu mới do BBFC ủy quyền về phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử trong phim và các chương trình truyền hình. Trong đó, yêu cầu mọi người, kể cả những nạn nhân của các hành vi kể trên bày tỏ quan điểm của họ về những cảnh có tính phân biệt chủng tộc như vậy.

Vương quốc Anh lên án phim kỳ thị chủng tộc - Ảnh 1.

Diễn viên Stephan James tvào vai Jesse Owens trong phim Race (2016). (Ảnh trong phim).

70 người tham gia được yêu cầu trả lời các câu hỏi về các clip từ các bộ phim lẻ và dài tập khác nhau. Trong đó có thể kể tới như: Breakfast at Tiffany's, Won't You Be My Neighbor?, Young Sheldon, Call the Midwife, Crocodile Dundee and Looney Tunes. They were then required to watch a feature film from a selection that included Hidden Figures (2016), Selma (2014), Blinded By the Light (2019) and I Am Not Your Negro (2016).

Đại diện BBFC cho biết, "Trong tất cả các ngôn từ được xem xét, N-word gây ra nhiều tranh cãi nhất. Sắc thái của từ này gây nên phản ứng mạnh mẽ từ phía cộng đồng. Đây là một số ít các trường hợp mà hội đồng có thái độ không khoan nhượng trước việc kiểm duyệt gắt gao hơn".

Phim Race, xết hạng PG vào năm 2016, có thể được liệt vào hạng 12A/12 nếu nó ra mắt vào năm nay. Trong phim, một người đàn ông da trắng sử dụng N-word một cách xúc phạm các vận động viên da đen khác.

Bất chấp những thông điệp tích cực của bộ phim về việc vượt qua nghịch cảnh, những người được hỏi cho biết việc sử dụng ngôn ngữ phân biệt chủng tộc một cách tự nhiên, không bị lên án là điều vô lý. Mặc dù phần lớn những người được hỏi đồng ý với quyết định phân loại của BBFC cho từng phim, nhưng có sự khác biệt đối với các thể loại khác. Cộng đồng đã xếp hạng thấp hơn BBFC cho phim tài liệu và hài kịch, đồng thời xếp hạng cao hơn khi các sản phẩm này không có sự lên án nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử.

David Austin - Giám đốc điều hành của BBFC cho biết: "Chúng tôi phải luôn đánh giá bối cảnh mà nội dung xuất hiện. Hành vi bạo lực, đe dọa, hoặc sử dụng ngôn từ đặc biệt xúc phạm, sẽ luôn làm hành vi phân biệt đối xử hoặc phân biệt chủng tộc trở nên trầm trọng hơn. Một số bộ phim tài liệu có khả năng mang lại giá trị giáo dục cho nội dung cho người xem nhỏ tuổi". 

Cũng theo những người tham gia cuộc thăm dò, các bộ phim cũ không nhất thiết phải bị xếp độ tuổi xem phim cao hơn trước, nhưng chúng cần được dán nhãn cảnh báo có các từ ngữ phân biệt chủng tộc.

BBFC cho biết không ít người cho rằng quan điểm một số bộ phim và chương trình truyền hình cũ là sản phẩm của thời đại cũ đã thay đổi trong thời gian qua. Đặc biệt, các bậc cha mẹ muốn nhà sản xuất phải dán nhãn cảnh báo về nội dung để họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt về việc có cho phép con mình xem một chương trình cụ thể hay không.

Lord Kamlesh Patel - Phó Chủ tịch của BBFC cho biết: "Các phong trào nhằm nâng cao nhận thức và chống phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc đã đạt được sức hút trong hai năm qua.

Để đáp lại, chúng tôi muốn xem điều này đã tác động như thế nào đến quan điểm của người dân ở Anh, đặc biệt là lắng nghe những người đã bị tác động trực tiếp do kỳ thị và phân biệt chủng tộc bởi tiếng nói của họ là quan trọng. 

Chúng tôi nhận ra rằng vai trò của chúng tôi không chỉ là bảo vệ trẻ em khỏi nội dung có hại, mà còn là giúp các bậc cha mẹ có thể muốn sử dụng các bộ phim này để giúp con em mình hiểu được kỳ thị và phân biệt chủng tộc là điều xấu".

No comments:

Powered by Blogger.

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong