Rạp chiếu phim xin... chưa đóng góp vào quỹ điện ảnh
Hội nghị - hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật điện ảnh, chiều 22-9 - Ảnh: MI LY
Chiều 22-9, tại TP.HCM, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật điện ảnh và dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 38/2021 về xử phạt trong lĩnh vực văn hóa.
Một chủ đề được quan tâm là Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh sẽ vận hành như thế nào để đóng góp vào "tiếng nói điện ảnh" của Việt Nam trên trường quốc tế.
Là người nhiều năm quan tâm đến quỹ điện ảnh, đạo diễn Phan Đăng Di nêu ý kiến: "Ý nghĩa lớn nhất của quỹ phải là phim Việt Nam gây tiếng vang và được nhận diện trên phạm vi thế giới, nếu không làm được việc đó thì thua".
Anh lấy ví dụ nhiều nước trên thế giới đều có quỹ đầu tư cho các dự án điện ảnh chất lượng để "đấu" với các nước khác ở những liên hoan phim quốc tế. Nếu không có quỹ thì "tiếng nói điện ảnh" của nước đó rất yếu.
Đạo diễn Phan Đăng Di phát biểu tại hội nghị - Ảnh: MI LY
Phan Đăng Di cho biết anh nhận được tổng cộng 1 triệu USD đầu tư vào các phim của mình từ nhiều quỹ điện ảnh quốc tế. Cách họ quản lý rất đơn giản, nhà làm phim chỉ cần gửi báo cáo giải ngân. Điều họ muốn là nhà làm phim phải có tình yêu để đi đến tận cùng với dự án, đưa bộ phim đến các liên hoan phim hạng A uy tín.
"Nhà làm phim nhận tiền của quỹ thì danh dự chính là vận mệnh nghề nghiệp của họ" - Phan Đăng Di nói.
Nhà sản xuất Hằng Trịnh, người sản xuất một số phim Việt và chuyên nhập khẩu phim ngoại, nêu ý kiến nhà quản lý quỹ cần truyền thông rộng rãi về các mùa nộp kịch bản, đề cương trong năm cho các nhà làm phim để họ có thể chuẩn bị hồ sơ thuyết trình quỹ.
Ông Tạ Quang Đông - thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - giải đáp về việc nộp hồ sơ, hằng năm Cục Điện ảnh cũng có các chương trình làm phim, có quy định riêng về hồ sơ, năng lực, thời hạn nộp đề cương, kịch bản. Các nhà làm phim có thể tìm hiểu để nộp đúng hạn.
Về cơ chế quản lý quỹ điện ảnh, đây là quỹ nhà nước nhưng ngoài ngân sách, sẽ có người của bộ được cử làm chủ tịch quỹ, cũng như sẽ có quy trình thẩm định, phê duyệt, quyết toán.
Thứ trưởng cho rằng các nhà làm phim không nên lo ngại "tiền đi đâu, làm thế nào, ai điều hành, ai quyết toán" vì những yếu tố này sẽ được công khai minh bạch, được các cơ quan chức năng của Nhà nước kiểm tra.
Rạp xin... không góp quỹ
Theo dự thảo nghị định, quỹ điện ảnh có ba nguồn chính: Nhà nước hỗ trợ vốn ban đầu; đóng góp tự nguyện; trích từ 3% doanh thu bán vé phim nhập khẩu, 3% phí thẩm định phim, 1% tiền thuê bao phim xuyên biên giới, 0,05% thuê bao truyền hình trả tiền... Trong đó, 3% doanh thu phim ngoại tại thị trường Việt Nam là một con số rất lớn.
Bà Ngô Thị Bích Hiền, giám đốc BHD, nêu ý kiến: "Thời gian qua, rạp chiếu phim chịu thiệt hại nặng nề vì COVID-19. Chúng tôi là ngành phải đóng cửa đầu tiên và mở cửa cuối cùng. Trong giai đoạn khó khăn này, rạp chiếu phim không thể đảm nhận được số % này để góp vào quỹ điện ảnh. Vì thế, rạp xin chưa đóng góp".
Thêm mức phân loại phim, phim K dành cho khán giả nhí
TTO - Hơn 10 năm trước, phụ huynh có thể dẫn con đi xem nhầm phim dành cho người lớn. Còn hiện nay, với rất nhiều thông tin trên mạng và hệ thống phân loại độ tuổi hợp lý hơn, phụ huynh càng phải có trách nhiệm tìm hiểu và đồng hành cùng con.
http://dlvr.it/SYq2K4
http://dlvr.it/SYq2K4
No comments: