"Các bộ phim siêu anh hùng có thể kích thích chủ nghĩa phát xít"
Một trong những nhà sáng tạo truyện tranh được ngưỡng mộ nhất thế giới đã bày tỏ sự lo lắng của mình đối với thị hiếu điện ảnh của đông đảo khán giả hiện nay. Khi Alan Moore nhìn thấy đám đông xếp hàng xem phim siêu anh hùng trong những năm gần đây, ông nói rằng, những hành vi như vậy có thể là "tiền thân của chủ nghĩa phát xít" và chỉ ra mối tương quan với cuộc bầu cử của nguyên Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Alan Moore là người đã đưa Watchmen, V for Vendetta và The League of Extra Extra Gentlemen... đến với thế giới và đạt nhiều danh hiệu trong cuộc đời sáng tác của mình. Ông chia sẻ với The Guardian về những lo lắng đối với các bộ phim siêu anh hùng.
"Các bộ phim siêu anh hùng có thể kích thích chủ nghĩa phát xít"
Alan Moore. (Ảnh: IT).
"Tôi đã nói trong năm 2011 rằng, những tác động nghiêm trọng và đáng lo ngại đến tương lai nếu hàng triệu người lớn xếp hàng để xem phim Batman. Bởi vì kiểu "trẻ em hóa" thôi thúc hướng tới những suy nghĩ đơn giản hơn, những thực tế đơn giản hơn và rất có thể là tiền thân của chủ nghĩa phát xít," ông nói.
Và ông chỉ ra rằng, thời điểm Donald Trump đắc cử năm 2016 trùng với thời điểm các bộ phim siêu anh hùng vươn lên dẫn đầu doanh thu phòng vé trên toàn thế giới.
"Hàng trăm nghìn người lớn xếp hàng để xem các nhân vật và tình huống đã được tạo ra để giải trí cho những cậu bé 12 tuổi. Thực tế, họ là những cô, cậu bé của 50 năm trước. Tôi không nghĩ rằng, các siêu anh hùng là đồ chơi dành cho người lớn. Đây chỉ là một sự hiểu lầm nảy sinh từ những gì đã xảy ra vào những năm 1980 mà tôi là một phần đáng kể để đổ lỗi, mặc dù không cố ý, khi những bộ truyện như Watchmen lần đầu tiên xuất hiện. Đã có rất nhiều nhận định "khủng khiếp" cho rằng: "Truyện tranh đã trưởng thành".
Các bộ phim về siêu anh hùng luôn chật kín người xem. (Ảnh minh họa: IT).
Tôi có xu hướng nghĩ rằng: "Không, truyện tranh đã không phát triển". Có một vài tựa sách dành cho một số người lớn hơn những đối tượng mà truyện tranh hướng tới. Nhưng phần lớn các tựa truyện tranh đều như nhau, chúng không trưởng thành. Tôi nghĩ rằng, đó là truyện tranh chỉ bắt được cảm xúc của khán giả ở một lứa tuổi khác," ông nói.
Chiếc mặt nạ do David Lloyd vẽ trong V for Vendetta đã được những người thực hiện các cuộc biểu tình chống nhà nước trên khắp thế giới chấp nhận, điều mà Moore tán thành một cách thận trọng. "Tất nhiên, tôi không thể nói trước được nhưng gì mà nhóm người lấy chiếc mặt nạ đó làm biểu tượng có thể làm được trong tương lai. Nhưng tôi rất vui khi thấy rằng nó đã được các phong trào chống áp bức áp dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới. Bởi vì chúng ta cần các phong trào chống áp bức ngay bây giờ, nhiều hơn trước kia để đảm bảo một xã hội công bằng", ông nhận định.
Chiếc mặt nạ trong "V for Vendetta" đã trở thành biểu tượng cho các phong trào chống áp bức. (Ảnh: IT).
Moore vừa xuất bản tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của mình, ông cho biết mình đã hoàn thành phận sự với ngành công nghiệp truyện tranh, thứ mà ông đã tự mình làm rất nhiều để biến đổi. "Tôi sẽ luôn yêu thích và tôn thờ truyện tranh. Tuy nhiên, ngành công nghiệp truyện tranh và tất cả những thứ gắn liền với nó đã trở nên quá sức chịu đựng với tôi", Moore than thở.
http://dlvr.it/SZslDq
http://dlvr.it/SZslDq
No comments: