Luật sư, VKSND tối cao nói gì về ứng xử gây tranh cãi của luật sư Phương trong phim "Hành trình công lý"? - Dạy Nối Mi

Ads Top

Luật sư, VKSND tối cao nói gì về ứng xử gây tranh cãi của luật sư Phương trong phim "Hành trình công lý"?

Chia sẻ với Dân Việt về những tình tiết vô lý, gây tranh cãi trong Hành trình công lý, Luật sư Trần Thế Anh (Công ty Luật XTVN) cho biết: "Những diễn biến, tình tiết diễn ra trong các tập đã phát sóng của bộ phim Hành trình công lý đã có những phân đoạn xây dựng không đúng với hình ảnh của nghề luật và người luật sư. Luật sư phải luôn trau dồi, nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội. Tôi không đồng tình cách xây dựng hình ảnh của người luật sư trên sóng truyền hình giờ vàng của đất nước như vậy. Những hành vi ứng xử vừa thiếu kinh nghiệm, vi phạm đạo đức, trái luật thì không đủ tư cách, chuẩn mực đạo đức để hành nghề luật sư. Theo tôi, nhà làm phim cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, các luật sư để truyền tải, xây dựng hình ảnh luật sư đúng đắn nhất theo tinh thần thượng tôn pháp luật". Khi được phóng viên Dân Việt hỏi về việc Hành trình công lý đang vấp phải nhiều ý kiến khán giả, luật sư về những tình tiết không hợp lý, ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao từ chối cung cấp thông tin về sự việc, cũng như không đưa ra ý kiến về người chịu trách nhiệm tư vấn trực tiếp cho đoàn phim. Diễn viên Hồng Diễm, từ chối trả lời phỏng vấn, đạo diễn Mai Hiền không bắt máy. Nhóm biên kịch của phim Hành trình công lý có nhận câu hỏi của Dân Việt nhưng cho biết cần chờ ý kiến của ê-kíp và VFC mới có thể trả lời. Luật sư hiên ngang phản bội thân chủ Ngay vụ án đầu tiên khi Phương quay trở lại với công việc, cô đã khiến khán giả "sốc toàn tập", thậm chí những người làm nghề luật còn cảm thấy bị "trêu đùa" khi mà Phương đã phản bội thân chủ của mình vì cho rằng anh ta không đúng. Hồng Diễm vai luật sư Phương đang gặp nhiều tranh cãi. Ảnh: VTV Trong vụ án tranh chấp tài sản, Phương là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người anh (nguyên đơn) nhưng khi trao đổi vụ việc với người em (bị đơn) cô lại tìm mọi cách để bảo vệ bị đơn, tìm ra nhân chứng vô cùng bất lợi cho khách hàng của mình, khiến nguyên đơn thua kiện. Về nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư điều này vi phạm nghiêm trọng Quy tắc 5. Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, Quy tắc 15. Xung đột về lợi ích trong Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam. Nếu luật sư cho rằng, về đạo đức con người, nhân tâm không cho phép thì hoàn toàn có quyền từ chối, chấm dứt công việc, nhưng tuyệt đối bảo mật thông tin, không làm xấu đi tình trạng của khách hàng, không có hành động đi ngược lại lợi ích khách hàng. Luật sư nhưng hành động thiếu chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng nghề Trong một vụ án khác, Luật sư Phương đảm nhận vai trò bảo vệ người vợ trong vụ kiện tranh giành quyền nuôi con. Phương biết người chồng tên Cường (Doãn Quốc Đam đóng) có nhân tình và muốn tận dụng chứng cứ này để giúp người vợ thắng kiện. Nhận được tin báo từ đồng nghiệp rằng Cường hẹn người tình đến khách sạn, ngay lập tức, Phương cùng đồng nghiệp tìm đến địa điểm này. Khi gặp lễ tân, Phương trình bày cô đang theo đuổi vụ kiện và đây là bằng chứng duy nhất để có thể giúp người vợ giành quyền nuôi con. Lễ tân lập tức từ chối, cho rằng không được phép tiết lộ thông tin cá nhân. Phương liền dúi một khoản tiền vào tay lễ tân và tiếp tục nhờ giúp đỡ. "Chị đang muốn xác minh anh chồng ngoại tình để làm bằng chứng tại tòa. Hiện giờ, anh chồng đang ở trên phòng. Chị có thể xin thông tin người đi cùng được không. Chị biết đang làm khó em. Em có thể cho chị xin check (kiểm tra) camera được không. Đây là bằng chứng duy nhất, phiên tòa sắp diễn ra rồi", Phương nói. Phân đoạn này đặt ra nhiều câu hỏi cho người xem rằng, đây là cách hành xử của luật sư khi thu thập chứng cứ sao? Không giải quyết được thì đưa tiền? Và việc tiết lộ thông tin vụ việc có được phép không? Nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng không lẽ luật sư không biết? Trong trường hợp này, có rất nhiều kĩ năng để thu thập tài liệu chứng cứ, Luật sư hoàn toàn có quyền đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ chứ không thể thu thập chứng cứ bằng phương pháp của Phương. Luật sư Trần Thế Anh, Phó Giám đốc Công ty luật XTVN, Đoàn luật sư TP Hà Nội. Hành trình công lý bộ phim remake từ kịch bản gốc The Good Wife (Người Vợ Tốt) của Đài truyền hình CBS (Mỹ), trước đó Hàn Quốc cũng từng rất thành công khi "Hàn hóa" kịch bản này và giữ nguyên tên gốc. Tiếp nối thành công của bộ phim Sinh tử, VKSND tối cao tiếp tục là cố vấn chuyên môn cho VFC thực hiện bộ phim Hành trình công lý nhằm phản ánh rõ nét hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân, đặc biệt là của Cơ quan điều tra VKSND tối cao; góp phần nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế của ngành Kiểm sát nhân dân trong Bộ máy Nhà nước. Ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao trong buổi họp báo Hành trình công lý. Ảnh: VTV Theo chia sẻ của đạo diễn, NSƯT Mai Hiền, bộ phim Hành trình công lý đưa hình ảnh người cán bộ Kiểm sát trong đời sống hàng ngày, sự đấu tranh tâm lý khi người thân, đồng nghiệp của mình là người gây án, người liên quan đến vụ án, qua đó, làm rõ những khó khăn, trăn trở của người cán bộ Kiểm sát trong hành trình thực hiện công lý.  Thông qua hình ảnh người cán bộ Kiểm sát trong phim Hành trình công lý khán giả sẽ hiểu rõ hơn về ngành Kiểm sát nhân dân nói chung và chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra VKSND tối cao nói riêng.
http://dlvr.it/ScxXyR

No comments:

Powered by Blogger.

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong