Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân: "Các nghệ sĩ đã gửi đơn cầu cứu khẩn cấp lên Bộ VHTTDL để cứu kho phim" - Dạy Nối Mi

Ads Top

Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân: "Các nghệ sĩ đã gửi đơn cầu cứu khẩn cấp lên Bộ VHTTDL để cứu kho phim"

Hơn 300 phim lưu trữ tại Hãng phim Việt Nam mất khả năng sử dụng. Ảnh: NVCC Liên quan đến chuyện 300 đĩa phim của Hãng Phim truyện Việt Nam mất khả năng sử dụng, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân chia sẻ với Dân Việt rằng: "Như tôi đã chia sẻ trên trang cá nhân và qua nhận xét của một số chuyên gia thì hiện đa phần các thước phim này gần như không thể sử dụng hay sửa chữa được nữa. Ngoại lệ có phim Chung một dòng sông (năm 1959) và một số phim khác là còn có thể sử dụng. Do niên hạn và thời gian kéo dài khác nhau nên khả năng phục hồi không giống nhau. Trong tổng số hơn 300 tác phẩm, Hãng Phim truyện Việt Nam lưu giữ được khoảng hơn 200 bộ phim dạng chuyển đổi số. Tuy nhiên các thước phim này được lưu giữ ở hình thức rất thô sơ, chế độ bảo quản hạn chế, chất lượng rất kém, chỉ khoảng 70% chất lượng của phim nhựa 35mm. Nếu chỉ trông vào việc lưu giữ như hơn 200 bản phim này thì thế hệ sau sẽ xem các phim này theo kiểu biến dạng về âm thanh, về hình ảnh. Ở đây chỉ lưu giữ về định dạng là chuyển từ dạng này sang dạng khác thôi chứ không hoàn toàn lưu giữ được chất lượng hình ảnh cũng như âm thanh của của bộ phim nguyên bản". Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, nguyên Phó giám đốc Hãng phim Truyện Việt Nam. Ảnh: NVCC Cũng theo chia sẻ của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân: "Nếu coi điện ảnh là một di sản thì phải có sự phối hợp giữa nhiều ban ngành như: Bộ VHTTDL, Bộ TT&TT... Hiện nay, các cán bộ công nhân viên, các nghệ sĩ có trách nhiệm đã làm đơn khẩn cấp gửi lên cơ quan chủ quản là Bộ VHTTDL. Và trước kia, khi Bộ VHTTDL thiết kế nội dung cổ phần hoá, chúng tôi đã gửi đơn với những giải pháp chung cần giải quyết cho những sai trái của việc cổ phần hoá này. Việc cấp thiết nhất, chúng tôi mong muốn cứu lấy kho phim. Vì chỉ có sự thiếu hiểu biết, thiếu trân trọng những giá trị quá khứ, không nghĩ đến tương lai thì mới coi đó là những đồ bỏ đi. Đó không chỉ là những đồ vật mà còn mang những giá trị rất lớn trong tương lai. Nếu trong tương lai chúng ta có một bảo tàng về điện ảnh thì đây sẽ là những giá trị vô giá. Đơn cầu cứu khẩn cấp của chúng tôi trước hết là để cứu vãn kho phim này. Giá trị của những thước phim này không chỉ phát chiếu được hay sử dụng mà còn có giá trị rất lớn cho hiện tại và tương lai.  Theo chia sẻ của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân: "Việc bảo quản những thước phim không đơn thuần là hệ thống máy lạnh mà còn phải đảo phim, tức là phải tháo cuộn phim ra để tránh sự dính kết. Như thế mới tạm gọi là bảo quản phim. Gần đây, tôi mới biết rằng máy lạnh của kho đã hỏng vài tháng. Trong điều kiện nắng nóng của Hà Nội thì những thước phim nhựa chắc chắn sẽ hỏng. Nếu như chỉ chuyển sang bảo quản theo hình thức kỹ thuật số thì các thế hệ sau sẽ không thể được xem những thước phim nhựa nguyên bản. Hơn nữa, việc chuyển đổi này cũng rất khó khăn do hình thức kỹ thuật số đòi hỏi những thước phim phải có chất lượng, hình ảnh ở mức dùng được. Trước đây, ở Hãng Phim truyện Việt Nam, việc bảo quản các thước phim vẫn được thực hiện một cách có ý thức và nghiêm ngặt. Tuy nhiên, sau quá trình cổ phần hóa, việc bảo quản không còn được chú trọng. Trước khi cổ phần hóa, kho phim đã được bàn giao một cách nguyên vẹn. Thế nhưng giờ đây mọi thứ lại không được giữ gìn và lưu trữ như trước đây. Điều đó phần nào cho thấy sự thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm với những thước phim nhựa.  Nhìn ra thế giới, các quốc gia có nền điện ảnh hiện đại phát triển như: Mỹ, Thuỵ Sỹ... vẫn trân trọng và giữ gìn các thước phim nhựa cũ. Do đó, hãng phim này xứng đáng trở thành một bảo tàng để giúp các thế hệ sau hiểu được giá trị của hãng phim với nhiều sự hy sinh, cống hiến và gian nan của hãng trong quá khứ".
http://dlvr.it/Sfyv7F

No comments:

Powered by Blogger.

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong