Người bạn tốt - Dạy Nối Mi

Ads Top

Người bạn tốt

Chúng tôi quen biết nhau cũng đã lâu, cũng suýt ba mươi nhăm năm rồi. Còn nhớ một ngày đầu thu năm 1989, Hội Văn nghệ Hà Nội tổ chức một "khóa học" được gọi là "Lớp hướng dẫn sáng tác văn học". Đây là lần đầu tiên Hội Văn nghệ Hà Nội tiến hành một lớp có tính chuyên đề về sáng tác văn học cho những công dân Thủ đô yêu mến văn học và đam mê sáng tác văn chương. Khóa học thành công "rực rỡ" đến mức Hội Văn nghệ Hà Nội "phải" mở tiếp các lớp sau đó. Vậy là lớp ban đầu ấy được gọi là Khóa 1, các lớp tiếp theo được gọi là Khóa 2 và Khóa 3. Tham dự lớp học gồm rất nhiều lứa tuổi, học sinh phổ thông có, sinh viên đại học có, công chức có, bộ đội có, người nghỉ hưu có và còn có cả Nhà sư tên là Khiêm nữa (Sư Khiêm là con trai của học giả Hoa Bằng nổi tiếng). Người đến từ khắp nội ngoại thành Hà Nội. Họa sĩ Lê Tiến Vượng với những Logo do mình sáng tác. Tôi đăng ký tham dự khóa học muộn hơn mọi người đâu như 3 ngày. Hôm tôi tới "tựu trường" đã thấy rất ấn tượng với một chàng trai chừng dưới 30 tuổi. Chàng trai có dáng người thanh mảnh, mái tóc dài rất nghệ sĩ và đặc biệt là rất vui vẻ với mọi người. Sau này khi đã quen thân nhau tôi có nói vui: "Ông mang họ Lê, họ rất nghe vương giả, ấy vậy là còn tên là Vượng rồi đệm là Tiến nữa thì ai mà theo kịp". Chàng trai vui tính Lê Tiến Vượng cười "hơ hớ" bởi cách "ví von" của tôi. Lớp học tuy đủ tuổi tác, tuy đủ nghề nghiệp nhưng ai cũng thích văn học. Tất cả cùng sở thích nên chẳng mấy chốc tụ nhau lại thành nhóm "Cánh buồm". Tên nhóm là "Cánh buồm" xuất phát từ sau khi "bế giảng" lớp học những người "tập tọe" viết văn làm thơ bèn rủ nhau in một tập sách và lấy tên cho tập sách là "Cánh buồm" ý là "sẽ thẳng hướng ra khơi". Nhóm "Cánh buồm" cho đến nay vẫn thường tụ hội, khi thì cùng ra mắt một tập sách mới in chung, lúc thì cùng gặp gỡ nhau cho đỡ nhớ. Và lần nào cũng thế, mỗi khi nhóm "Cánh buồm" tụ tập là đều thấy "vai trò" kiểu như là nhóm trưởng hay gì gì đó đại loại là "người cầm đầu" của Lê Tiến Vượng. Chẳng thể thiếu vai trò tụ tập của ông được, ông như là "thủ lĩnh linh hồn" của nhóm Cánh buồm vậy cho dù mỗi lần tụ tập đều là tự giác, tự nguyện và "vui là chính". Nhà thơ Lê Tiến Vượng với tập thơ mới của mình. Lê Tiến Vượng sinh năm 1961, đúng vào cái năm "Chào 61 đỉnh cao muôn trượng" ấy. Vốn quê gốc ở xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ nhưng gia đình ông định cư ở Hà Nội đã lâu. Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội cho đến tận bây giờ, trừ 3 năm 10 tháng ông đi bộ đội. Từ mùa xuân năm 1982 cho đến đúng ngày cuối cùng của năm 1985 Lê Tiến Vượng là lính sư đoàn 10, quân đoàn 3. Đơn vị đóng ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Cũng chính những ngày sống ở "Thủ đô kháng chiến" đó đã cho ông cơ hội được quen "một cháu gái" be bé xinh xinh. Lê Tiến Vượng đã "chờ" những 5 năm sau cho đến khi "cháu gái" đó trở thành một cô gái xinh đẹp nết na để cưới làm người vợ tào khang của mình. Họ đã có với nhau hai cô con gái giỏi giang xinh đẹp và cũng hết sức năng động, hết sức say mê nghệ thuật. Mọi người gọi ông là họa sĩ bởi lẽ đơn giản ông là một họa sĩ thực thụ. Ông cho biết: "Gần 1 năm sau ngày giải ngũ tôi thi đỗ vào Khoa Đồ họa Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp". 5 năm vừa học vừa đi kiếm tiền vừa say mê văn thơ, vừa vẽ vời các kiểu, nói chung việc gì ông cũng hăng hái, việc gì cũng chuyên cần. Ngày theo học lớp viết văn cũng là ngày ông đang học đại học. Ra trường tháng 9 năm 1991 cũng là năm vợ chồng ông đón cô con gái đầu lòng. Dạo đó ai cũng nghĩ thời buổi khó khăn như vậy, việc làm chưa có, con vừa mới sinh chắc nhà ấy khó khăn lắm. Họa sĩ Lê Tiến Vượng vẫn thấy vui, vẫn thấy chỗ nào có anh em bạn bè là ông tới. Dường như chưa khi nào nghe ông nói về "tình hình kinh tế" của bạn thân cả. Vẫn thấy hết lòng, vẫn thấy tham gia các việc, kể cả việc phải đóng kinh phí cho hội họp. Nhà thiện nguyện Lê Tiến Vượng trong một lần khánh thành điểm trường miền núi. Chừng nửa năm sau (tháng 5 năm 1992) thì ông "thi đỗ" vào Báo Thiếu niên Tiền Phong, Vượng làm chân họa sĩ trình bày báo. Lứa phóng viên trúng tuyển cùng ông vào báo dịp đó không nhiều, chỉ có 3 người. Lưu Quang Định từ Nga về. Lê Anh Hoài từ công an sang. Và Nguyễn Trọng Văn mới cởi bộ quân phục. Nhóm "bốn tên" ấy bây giờ đều bận bịu cả những hễ có điều kiện chứ không hẹn hò trước được lại gặp nhau, nói chuyện ào ào, hỏi thăm gia đình con cái xong lại ai "vào việc của người nấy". Nhưng cái quý là đều nói tốt và làm tốt cho nhau. Ông vẽ tranh khá nhiều, đa phần là tranh phong cảnh làng quê và phong cảnh Hà Nội. Những bức tranh của ông đậm đà chất quê đến nỗi triển lãm tranh lần thứ 2 của ông được mang tên "Sắc màu phố quê". Ông cho hay: "Tôi mới tổ chức triển lãm tranh cá nhân 2 lần. Lần 1 năm 2013 và lần này năm 2023, cách nhau tròn 10 năm. Tôi nói vui: "Biết là ông triển lãm cá nhân rất ít nhưng tôi thấy từ hàng chục năm trước tranh của ông treo kín các bức tường của các Khách sạn lớn, treo đầy ở các Gallery. Chắc tiền bán tranh cũng khá lắm?". Họa sĩ Lê Tiến Vượng cũng cười theo: "Đủ nuôi các cháu và nuôi hai vợ chồng mình". Một số hình ảnh nhóm thiện nguyện Trái tim hồng về với các em học sinh miền núi. Có người gọi ông là "Vượng Logo" bởi ông vẽ nhiều Logo. Đâu như bắt đầu từ năm 1992, khi ông làm họa sĩ cho Báo Thiếu niên Tiền Phong, dịp đó Trung ương Đoàn tổ chức Cuộc thi sáng tác Logo cho Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI, Lê Tiến Vượng được khích lệ vì ông cũng là "người của Trung ương Đoàn". Logo đầu tiên ấy nhanh chóng đoạt Giải Nhất của cuộc thi. Đến Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII, năm 1997 thì Logo của ông cũng giành Giải Nhất. Cái biệt danh "Vượng Logo" ra đời từ đấy. Ông cho biết: "Tính đến hôm nay tôi đã vẽ hàng mấy trăm Logo, đoạt giải chắc gần 100 cái. Đều là Logo vẽ cho các Đại hội; làm biểu trưng, biểu tượng cho các tỉnh, các đoàn thể và cho các công ty nữa – Ông cười vui - Cũng kha khá". Có người lại gọi ông là "Vượng lục bát", cái biệt danh này xem ra cũng rất đúng bởi lẽ trong số 7 tập thơ ông đã xuất bản thì có tới 6 tập đều có tên gọi là "Lục bát". Như "Lục bát bên đời"; như "Lục bát khóc cười"; như "Lục bát Phố"; như "Lục bát đùa chơi"; như "Lục bát thế thời". Tôi "khẳng định" với mọi người: "Trong tâm hồn của Lê Tiến Vượng chất quê rất sâu đậm. Từ tên tập thơ cho đến tên triển lãm tranh, ta đều thấy quê hiện lên rõ nét". Ông cho biết thêm: "Sắp tới tôi xuất bản 2 tập thơ nữa. Lại lục bát ông ạ". Những bức tranh của họa sĩ Lê Tiến Vượng. Nhưng tôi lại thấy cái tên "Vượng người bạn tốt" là xem ra đúng với chất của ông. Năm 2013, Lê Tiến Vượng đứng ra thành lập Câu lạc bộ thiện nguyện Trái tim hồng. Ông "huy động" hầu khắp những người bạn của mình tham gia vào Câu lạc bộ này. Ông cho biết: "Mục tiêu của Câu lạc bộ là "Xây trường - Dựng ước mơ". Cho tới nay Câu lạc bộ thiện nguyện Trái tim hồng đã xây dựng được 23 điểm trường phổ thông ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chủ yếu là các tỉnh biên giới còn nhiều khó khăn. Kinh phí cho việc xây dựng các điểm trường là do Câu lạc bộ huy động, vận động, kêu gọi mọi người, kêu gọi xã hội hóa và kêu gọi các cháu học sinh ở các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội cùng tham gia đóng. Ông cho biết: "Mức kinh phí xây dựng các điểm trường có khác nhau. Tùy vào thực tế, điểm trường nhiều thì 900 triệu đồng. Điểm ít nhất cũng 200 triệu đồng. Sắp tới, chúng tôi sẽ xây dựng thêm nhiều điểm trường nữa". Được biết, Câu lạc bộ thiện nguyện Trái tim hồng còn có những hoạt động khác. Chương trình "Tết sẻ chia. Tết yêu thương" được tiến hành hàng năm tại các điểm trường đã xây dựng, theo đó sẽ có các hoạt động giao lưu văn hóa và tổ chức tặng quà cho các cháu học sinh. Kinh phí đều từ nguồn xã hội hóa. Chuyện trò với họa sĩ Lê Tiến Vượng cũng đã nhiều nhiều. Lúc tôi bắt tay để chào ra về thì ông cho biết thêm: "Tôi trích 20% số tiền bán tranh của tôi qua triển lãm và 100% số tiền bán tập thơ của tôi vào quỹ của Câu lạc bộ thiện nguyện Trái tim hồng. Hy vọng mọi người cùng tham gia và ủng hộ". Thật đúng là một "Người bạn tốt" của mọi người.
http://dlvr.it/SkksGw

No comments:

Powered by Blogger.

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong