Cố vấn chương trình "Vua tiếng Việt": Tôi cũng bất ngờ trước lỗi sai khi chương trình phát sóng
Mới
đây,
chương
trình
truyền
hình
"Vua
tiếng
Việt"
tập
28
phát
sóng
trên
kênh
VTV3
gây
xôn
xao
khi
mắc
lỗi
chính
tả
trong
phần
câu
hỏi.
Cụ
thể,
ông
Hoàng
Tuấn
Công
-
một
người
có
nhiều
nghiên
cứu
về
tiếng
Việt
phát
hiện:
Trong
phần
thi
của
thí
sinh
Đỗ
Văn
Tăng
ở
tập
28
(phát
sóng
14/4),
màn
hình
hiện
ra
hai
phương
án
"trậm
trễ"
hay
"chậm
chễ".
MC
Xuân
Bắc
sau
đó
đề
nghị
người
chơi
lựa
chọn
một
trong
hai
phương
án
trên
là
đáp
án
đúng.
Khi
người
chơi
chọn
phương
án
"chậm
chễ",
người
dẫn
chương
trình
xác
nhận
đây
là
câu
trả
lời
đúng.
Lỗi
sai
trong
chương
trình
"Vua
tiếng
Việt"
ngày
14/4.
(Ảnh:
Chụp
màn
hình).
Ông
Hoàng
Tuấn
Công
chia
sẻ
thêm:
"Trong
tiếng
Việt
không
có
từ
nào
viết
là
"trậm
trễ"
hay
"chậm
chễ",
mà
chỉ
có
từ
"chậm
trễ".
"Chậm
trễ"
là
từ
ghép
đẳng
lập,
trong
đó:
"Chậm"
nghĩa
là
muộn,
trễ
(so
với
yêu
cầu
hoặc
thời
hạn
quy
định),
như
"đến
chậm
nên
tàu
chạy
mất
rồi",
"đi
chậm
30
phút";
"trễ"
cũng
có
nghĩa
là
chậm,
muộn.
Ví
dụ:
"trễ
hẹn
đến
cả
tiếng
đồng
hồ",
"tàu
lại
về
trễ
rồi".
Như
vậy,
nghĩa
đẳng
lập
của
"chậm"
và
"trễ"
rất
rõ
ràng.
Thế
nhưng
VTV
lại
biến
"trễ"
thành
"chễ"
một
cách
rất
vô
nghĩa".
Nhận
ra
sai
sót
này,
tại
tập
29
của
gameshow
"Vua
tiếng
Việt"
lên
sóng
ngày
21/4,
VTV
đã
đăng
tải
dòng
chữ
đính
chính
có
nội
dung:
"Trong
tập
28
phát
sóng
ngày
14/4,
Ban
biên
tập
có
một
câu
hỏi
chính
tả
sai
đáp
án.
Chúng
tôi
xin
đính
chính
đáp
án
đúng
của
câu
hỏi
này
là
chậm
trễ".
Tiến
sĩ
Đỗ
Thanh
Nga
và
nhà
văn
Nguyễn
Trương
Quý
trong
chương
trình
"Vua
tiếng
Việt"
ngày
14/4.
(Ảnh:
Chụp
màn
hình)
Chia
sẻ
với
PV
Dân
Việt,
Tiến
sĩ
Văn
học
Đỗ
Thanh
Nga
-
Cố
vấn
của
gameshow
"Vua
tiếng
Việt"
ngày
14/4
chia
sẻ:
"Chính
tôi
cũng
bị
bất
ngờ
khi
chương
trình
phát
sóng
và
có
lỗi
sai
như
vậy.
Do
quy
trình
của
chương
trình
sản
xuất,
đội
ngũ
cố
vấn
chúng
tôi
không
được
biết
trước
câu
hỏi.
Ê-kíp
thực
hiện
sẽ
có
bộ
câu
hỏi
dành
cho
từng
số,
và
chúng
tôi
chỉ
được
biết
trước
khi
ghi
hình
khoảng
30
phút
để
đảm
bảo
sự
minh
bạch.
Đó
cũng
là
khoảng
thời
gian
chúng
tôi
xem
xét,
có
vấn
đề
gì
sẽ
điều
chỉnh,
sửa
đổi
ngay
lập
tức.
Hôm
đó,
tôi
và
nhà
văn
Nguyễn
Trương
Quý
đã
tra
soát
và
phát
hiện
ra
lỗi
sai
ở
hai
từ
"trậm
trễ"
và
"chậm
chễ".
Đó
cũng
chính
là
lỗi
khi
lên
hình.
Chúng
tôi
đã
khoanh
vào
và
yêu
cầu
ê-kíp
điều
chỉnh.
Khi
ghi
hình,
bảng
led
điện
tử
(dành
cho
người
chơi
và
khán
giả
trường
quay
quan
sát)
vẫn
đưa
ra
từ
đúng.
Người
chơi
lựa
chọn
đáp
án
khi
đó
là
đúng
chính
tả.
Sau
buổi
quay,
chúng
tôi
lại
phải
ký
vào
bảng
câu
hỏi
đã
sửa
và
nộp
lại
lần
nữa.
Tôi
nghĩ,
việc
sai
sót
xảy
ra
ở
khâu
hậu
kỳ,
khi
kỹ
thuật
viên
đã
nhầm
lẫn
giữa
bản
đã
sửa
và
chưa
sửa.
Đây
là
lỗi
kỹ
thuật
rất
nhỏ
nhưng
lại
trong
một
chương
trình
về
ngôn
ngữ
và
gây
ra
phản
ứng
của
dư
luận.
Ngay
khi
xem
chương
trình,
tôi
cũng
có
nói
với
ê-kíp
sản
xuất
rằng
phải
có
lời
đính
chính
và
xin
lỗi
với
khán
giả".
Chị
Hà
Nhung
-
đại
diện
ê-kíp
sản
xuất
"Vua
tiếng
Việt"
cho
hay,
sau
sự
việc,
những
người
thực
hiện
chương
trình
đã
có
cuộc
họp
nhằm
rút
kinh
nghiệm.
Chương
trình
cũng
đã
đính
chính
sai
sót
tại
tập
29
của
chương
trình
"Vua
tiếng
Việt".
"Vua
tiếng
Việt"
là
chương
trình
trò
chơi
truyền
hình
do
Đài
Truyền
hình
Việt
Nam
sản
xuất,
phát
sóng
trên
kênh
VTV3
từ
tháng
9/2021.
Sau
3
mùa,
chương
trình
thu
hút
lượng
khán
giả
khá
đông
đảo.
http://dlvr.it/Sn0xCB
http://dlvr.it/Sn0xCB
No comments: