Sông Cái trước ngực làng - Dạy Nối Mi

Ads Top

Sông Cái trước ngực làng

Quả là làng tôi có nhiều ưu thế khi cận kề bên bờ sông Mẹ. Chẳng những làng tôi được thiên nhiên phú cho một phong cảnh hữu tình, cây đa bến nước, những cánh buồm, những con thuyền bồng bềnh xuôi ngược… mà còn tạo cho dân làng tôi nhiều điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn, cho kế sinh nhai. Bên cạnh một dòng sông hùng vĩ vào hạng nhất nhì xứ sở như vậy nên ngoài nghề nông gia truyền thì nghề chài lưới, nghề chở đò ngang dọc, nghề thả bè ngược xuôi cũng được không ít dân làng tôi theo đuổi. Đó là chưa đám trẻ choai choai chúng tôi ngoài việc biết bơi lội từ khi chưa biết mặc quần còn thạo nghề bắt cá từ việc đi câu, đánh cạm, thả vó bè. Vào mùa nước cường lại thêm việc vớt củi rều trên sông. Những cây, những cành bị gió bão từ rừng núi - mà dân làng tôi gọi là miền ngược- đánh bật gốc, bẻ gãy, theo dòng nước trôi xuống. Cả những quả trên rừng như quả sung, quả trám, quả vả, quả thiều biêu cũng được lũ trẻ chúng tôi vớt lên đánh đống cho khô để nhà đun dần, còn quả thì ăn liền. Bãi phù sa pha cát giữa sông khi mùa nước cạn thường vào cuối thu, đầu đông lại nổi lên cũng tạo nên mùa thu hoạch nho nhỏ. Toàn cảnh đình làng Chèm đã hơn 2.000 năm tuổi. Ảnh: Gia Khiêm Lộc của dòng sông Cái chảy qua trước ngực làng tôi không chỉ hiện ra với những công việc nuôi sống người , với những món quà con cá, cành củi, bắp ngô, củ khoai mà dòng sông ấy còn vô tình làm cho tính cách dân làng tôi phóng khoáng, cơ chỉ cần cù, sòng phẳng và mạnh mẽ. Làng tôi bán nông bán thương. Dân trong làng theo nghề nông quanh năm bám đồng ruộng không mấy để ý đến đám đất bãi giữa sông nổi lên vào dịp cuối năm, còn dân phi nông nghiệp ngoài đê mỗi khi thấy gió heo may về, mực nước sông rút để lộ ra những khoảng đất nâu óng, mịn màng phù sa là y như rằng tấp tửng chuẩn bị nín để nhói ngô, giây khoai lang để trồng. Chao ơi, cứ nghĩ đến cảnh ra giêng bơi thuyền hoặc bì bõm lội nước ra bẻ ngô, thu hoạch khoai. Những giây khoai lúc lỉu những củ khoải lang lầm lẫm, đỏ au, dùng tay không bới nhẹ cát đã lộ ra. "Khoai đất lạ, mạ đất quen". Khoai bãi giữa sông Hồng làng tôi ngon có tiếng. Cắn miếng khoai đã thấy vị khoai cơ chừng đang tan biến vì độ bở tơi, ngọt lừ của khoai đất bãi. Hồi tôi theo mẹ ra bãi giữa hàng năm chỉ thấy nhà tôi nhói ngô, trồng khoai. Còn nhà mấy đứa cùng lứa với tôi thì còn gieo cả kê, mạ, trồng cả lạc. Tôi có hỏi mẹ tôi về việc này, mẹ tôi bảo: "Nhà mình neo người. Trồng nhiều, vào mùa thu hoạch làm không hết việc. Bố con làm công sở, con còn phải đi học. Của trời không tham được, trời cho thế nào nhận thế ấy. Vả lại bố con chỉ thích ăn ngô với khoai lang luộc thôi". Dân chở đò ngang dọc mà. Riêng với tôi, hồi còn bé mỗi khi đầu trời phía tây ì ầm tiếng sấm là mắt trước mắt sau chạy ào ra ngồi ở gảnh đình nhìn gió xoáy trên mặt sông, nhìn những đợt sóng áo ạt, xô nhau. Theo nghiệp cầm bút nên không mấy tác phẩm của tôi không có tiếng sóng vỗ, không có hình bóng khi lững lờ, khi cuồn cuộn, ngầu bọt, của mặt nước sông Hồng đỏ lựng phù sa. Những tiểu thuyết ngay tên gọi đã hiển hiện tác giả là dân làng Chèm bên dòng sông Cái: "Vệt xoáy trước ngực làng", "Dòng sông màu máu vẫn chảy", "Làng êm ả bên sông"... Hình bóng con sông, bãi giữa sông cũng in dấu vào kịch "Linh hồn đông lạnh" , "Dưới chân cầu Long Biên"… Thanh thiếu niên làng Chèm tham gia lễ hội của làng. Ảnh: KHÁNH THƯ Nhưng sự đời bao giờ cũng có hai mặt của nó. Cùng cái lộc, cái lợi dòng sông Cái mang lại cho dân làng Chèm chúng tôi thì là cái hại, sự bất ưng từ dòng sông này cũng to lớn không kém. Thường đầu tháng tư, có năm sớm hơn vào cuối tháng ba ta, khi vừa qua cái rét nàng Bân chừng nửa tháng, thấy bầu trời phía tây chớp nhay nháy là nỗi lo mùa nước lên đã len lén xuất hiện trong lòng người dân Chèm. Chao ôi, mỗi lần nghĩ lại mặt nước của mùa nước lên nhất là vào tháng năm nước cường vẫn thấy giật mình. Bây giờ trên mạn ngược, nhất là đầu nguồn con sông Hồng này nằm bên đất thiên hạ, họ đã đắp đập, hay làm điều gì có ảnh hưởng đến dòng sông, mà mực nước sông Hồng cạn, vơi hẳn, kể cả vào tháng năm, tháng sáu ta mùa nước lên. Bãi bồi dạo trước chỉ nổi lên vào cuối năm, đến giữa tháng tư đã chìm nghỉm dưới mặt nước, giờ nổi chềnh ềnh quanh năm khiến phù sa mịn màng, cát mịn tơi trước đây giờ đã đóng cứng thành đất trơ trơ. Nhà cửa, cây lưu niên đã mọc lên trên đó, có người còn dự định đầu tư công trình vĩnh cửu nơi đất bài giữa sông. Hồi tôi còn bé, mỗi kỳ nước lên thì thật khủng khiếp. Khi nước chưa về, nhiều con dốc mở ra để dân làng tôi ngày ngày ra sông tắm giặt, để lên thuyền đánh cá hay ra bãi giữa giờ đều bịt kín. Nước sông dâng cao mấp mé mặt đê. Mỗi khi có con tàu đi qua làm sông dội sóng thì nước lại vượt qua mặt đê tràn xuống mặt đường, chảy xuống những con dốc vào làng. Đình làng tôi - cổ nhất Việt Nam là đình duy nhất hướng về phương Bắc. Thành hoàng làng tôi là Thượng Đẳng Thiên Vương Lý Ông Trọng được phong Hiệu Úy khi giúp An Dương Vương đánh thắng quân Tần của tướng Đồ Thư. Sau lại sang giúp vua Tần Thuỷ Hoàng đuổi lui quân Hung Nô, được Vua Tần gả công chúa và trở thành phò mã nhà Tần. Đình làng tôi đứng ngay bên bờ sông. Dường như hội cả nước ta đều mở vào tiết xuân sau tết. Riêng hội làng tôi lại rơi vào rằm tháng năm ta đúng sông Cái vào mùa nước cường cao nhất trong năm. Hồi nhỏ, tôi theo mẹ ra đình thì nhiều năm nước sông lên tràn vào sân đình khiến dân làng và khách thập phương phải lội bì bõm trên sân đình để vào lễ Thánh. Nhìn dòng sông mênh mông, nước căng nứt đôi bờ, đoàn thuyền chở các cụ cùng trai đinh làng rẽ nước ra trên sông trong tiếng tù oé (uy vũ) vang lừng. Khi ra đến giữa dòng sông, cụ cao niên nhất làng lấy gáo đồng thận trọng múc nước đổ vào chóe về làm lễ mộc dục (Lễ tắm tượng Thánh) thấy uy nghi và hùng tráng làm sao. Đình làng tôi xây từ thế kỷ VII. Gần 2000 năm đứng bên dòng sông Cái mênh mông đầy sóng to, gió cả. Quả là một kỳ tích. Kỳ tích này ngoài sự phù hộ của vị danh nhân lưỡng quốc Thượng Đẳng Thiên Vương Lý Ông Trọng phải kể đến sức dân của ba làng, trong đó làng Chèm giữ ngôi anh cả, làng Hoàng là anh hai và anh ba là làng Mạc. Đầu thế kỷ XX, vào năm 1916, sông Hồng xảy ra một trận lụt lớn. Hồi đó đình Chèm ở ngay bên bờ sông. Nước sông dâng cao, tràn vào khiến đình bị ngập đến hơn một mét. Ngay sau khi lũ rút, chức sắc cùng các cụ bô lão trong làng quyết định kiêu đình lên chỗ cao hơn để đảm bảo an toàn cho đình nếu lũ lụt xảy ra. Đình làng tôi xây trên mảnh đất có diện tích ba mẫu theo lối nội công ngoại quốc gồm các hạng mục Nghi môn ngoại, Nghi môn nội, hai tiểu phương đình tả, hữu mạc, đại bái, ống muống và hậu cung hình chữ công. Từng ấy công trình làm sao di chuyển đến địa điểm mới mà giữ nguyên trạng, đình không bị đổ vỡ, sứt mẻ hay thay đổi gì gì. Một phương pháp thủ công kì diệu bắt đầu từ lòng dân đã được thi hành. Tất cả dân làng ra đình. Sau khi đào các mạch nền, theo sự phân công mọi người ôm vào các cột đình, vỉa nền. Mỗi một tiếng trống vang lên lại cùng nhau nhấc lên một nấc. Cuối cùng đình làng tôi đã nâng lên cách vị trí cũ được 2,4m. Trong công cuộc di chuyển đình đó ngoài sức người dân làng tôi thì không ít các nhà hảo tâm đã đóng góp hỗ trợ tiền bạc để hoàn chỉnh công việc kỳ vỹ đó. Hiện nay bản danh sách những vị hảo tâm đó vẫn lưu tại đình Chèm. Trong danh sách đó có Tổng đốc họ Hoàng tỉnh Hà Đông (làng tôi hồi đó thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông) và ông công sứ Pháp tại Hà Nội, mỗi ông góp 2.000 nguyên. Tôi cũng thật tự hào trong danh sách đó có ông ngoại tôi - ông chánh Nguyễn Văn Bình góp 500 nguyên. Sau trận lụt lớn thì đến năm 1935 sông Hồng lại gây ra đại nạn lớn ở khu vực quê tôi. Đê Liên Mạc - làng này được xếp là làng em thứ ba (Chèm, Hoàng, Mạc) trong việc thờ phụng Đức Thượng Đẳng Thiên Vương Lý Ông Trọng. Liền trong gần một tháng, một vùng rộng lớn từ Chèm, Vẽ xuống tận Phủ Diễn bị úng nước. Để đảm bảo canh tác và đời sống của dân trong vùng, người Pháp bèn cho đào con sông bắt đầu từ Chèm xuống tận Thôn Trù 2 - Phủ Lý. Con sông mới này được gọi là sông Nhuệ mới. Nghĩ về việc hình thành sông Nhuệ mới mà làng tôi gọi nôm là sông Đào, tôi chợt nhớ cũng vào thời gian này, ở trong nam người Pháp cũng cho đào kênh Tẻ, kênh Đôi để điều tiết chế độ bán nhật triều của sông Sài Gòn. Nhân chuyện này lại ngẫm, người đến nước ta còn đào thêm sông. Còn hiện nay chẳng những chúng ta đã giết chết nhiều con sông. Tiêu biểu là sông Nhuệ - sông Đào đấy. Ngày xưa con sông này nước sạch trong, thuyền bè ngược xuôi nhộn nhịp, đôi bờ dâu tằm xanh mướt. Giờ nước thải công nghiệp và sinh hoạt khiến nước sông bốc mùi, tôm cá không sông nổi... Không chỉ tiêu diệt những con sông mà ở Hà Nội nhiều con hồ nổi tiếng cũng bị bức tử vì bị san lấp, thu hẹp. Đến hồ Tây – lá phổi, thẳng cảnh kỳ diệu của Thủ đô cũng bị người ta tìm đủ cách để lấn chiếm, co hẹp bằng đủ mọi dự án, công trình… Lạ thay. Người Pháp sau khi cho đào sông Nhuệ mới thì cho xây luôn công trình trung thuỷ nông (dân Chèm gọi là Cầu Sông) để điều tiết mực nước sông Hồng mùa nước cường và lấy nước sông Hồng để dẫn thuỷ nhập điền. Dân làng tôi còn nhớ (nói như dân làng), người vẽ kiểu dáng và hướng dẫn thợ xây dựng là một bà đầm còn trẻ, xinh đẹp tóc vàng như rơm nếp tháng mười, tên là Maria. Cứ mỗi lần về Cầu Sông trông nom việc xây công trình là y như rằng bà đầm Maria lại xuống chợ chèm ăn ốc luộc của cụ Nhèm, thỉnh thoảng bà còn ăn bánh đúc chấm tương cùa bà Đội Lãm... 
http://dlvr.it/ShNMxJ

No comments:

Powered by Blogger.

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong