Xúc động với hai tài năng điện ảnh người Việt tại Cannes
Đạo
diễn
PhạmThiên
Ân
và
chủ
tịch
ban
giám
khảo
Anais
Demoustier
sau
khi
giành
giải
Camera
d'Or
-
Ảnh:
Reuters
Trần
Anh
Hùng
và
Phạm
Thiên
Ân
-
hai
tài
năng
điện
ảnh
người
Việt
được
vinh
danh
tại
LHP
Cannes
lần
thứ
76
-
khiến
mạng
xã
hội
của
Việt
Nam
bùng
nổ
từ
sáng
sớm
ngày
28-5.
Giành
hai
chiến
thắng
quan
trọng
(Đạo
diễn
xuất
sắc
và
Camera
d'Or)
trên
tổng
số
chín
hạng
mục
chính
thức
ở
Cannes,
họ
chia
sẻ
một
câu
chuyện
truyền
cảm
hứng
mãnh
liệt
về
kế
thừa
và
tiếp
nối
mang
tính
thế
hệ.
Tiếng
Việt
vang
lên
đầy
tự
hào
ở
Cannes
30
năm
trước
(1993),
tại LHP
Cannes lần
thứ
46,
cái
tên
Trần
Anh
Hùng
còn
rất
xa
lạ
với
khán
giả
Việt
Nam
đã
giành
được
giải
Camera
d'Or
(Phim
đầu
tay
xuất
sắc
nhất)
cho
Mùi
đu
đủ
xanh
-
một
bộ
phim
nói
tiếng
Việt
nhưng
do
Pháp
sản
xuất
và
được
quay
tại
một
trường
quay
tại
Pháp.
Giải
thưởng
quan
trọng
đầu
tiên
đó
đã
đưa Trần
Anh
Hùng trở
thành
một
trong
những
đạo
diễn
đương
đại
của
điện
ảnh
thế
giới.
Sau
đó,
anh
tiếp
tục
giành
chiến
thắng
cao
nhất
với
giải
Sư
tử
vàng
tại
LHP
Venice
năm
1994
với
phim
Xích
lô.
Và
nay,
tại
LHP
Cannes
năm
2023,
Trần
Anh
Hùng
được
vinh
danh
với
giải
Đạo
diễn
xuất
sắc
nhất
cho
bộ
phim
Pháp
La
passion
De
Doudin
Bouffant
(The
Pot
au
Feu)
-
kể
một
câu
chuyện
giàu
đam
mê
và
thấm
đẫm
hương
vị
của
ẩm
thực
và
tình
yêu
qua
diễn
xuất
của
hai
ngôi
sao
người
Pháp:
Juliette
Binoche
và
Benoît
Magimel.
Tên
tuổi
Trần
Anh
Hùng
có
phần
sụt
giảm
sau
vài
bộ
phim
không
mấy
thành
công
gần
đây,
nhưng
với
sự
trở
lại
đầy
tinh
túy
của
The
Pot
au
Feu,
anh
lấy
lại
vị
thế
đỉnh
cao.
Thật
thú
vị
khi
người
lên
trao
giải
thưởng
cho
Trần
Anh
Hùng
là
Pete
Docter
-
giám
đốc
sáng
tạo
của
Hãng
phim
Pixar
và
từng
ba
lần
chiến
thắng
giải
Oscar
cho
Phim
hoạt
hình
xuất
sắc
nhất,
người
luôn
đề
cao
vẻ
đẹp
tinh
túy
của
điện
ảnh.
Trong
phần
phát
biểu
đầy
xúc
động,
Trần
Anh
Hùng
cảm
ơn
người
bạn
đời
-
nữ
diễn
viên,
giám
đốc
mỹ
thuật
Trần
Nữ
Yên
Khê
và
gọi
cô
là
"nữ
đầu
bếp
của
tôi".
Trong
khi
đó,
Phạm
Thiên
Ân,
một
tài
năng
trẻ
của
Việt
Nam
tự
học
làm
phim
trong
nước,
đã
tiếp
nối
chiến
thắng
ngọt
ngào
của
Trần
Anh
Hùng
cách
đây
30
năm.
Một
ban
giám
khảo
riêng
tại
Cannes
đã
đồng
lòng
trao
giải
Camera
d'Or
cho
Bên
trong
vỏ
kén
vàng
(Inside
the
yellow
cocoon
shell),
bộ
phim
công
chiếu
lần
đầu
trong
chương
trình
Directors'
Fortnight
tại
Cannes
năm
nay.
Tờ
Indiewire
đã
gọi
bộ
phim
đầu
tay
dài
3
tiếng
đồng
hồ
của
Ân
là
"một
thiên
sử
thi
sâu
sắc
với
nhịp
điệu
có
chủ
ý
và
là
câu
chuyện
đầy
mê
hoặc
về
khao
khát
không
thể
dò
thấu
đối
với
thế
giới
bên
kia".
Tờ
Variety
cũng
ca
ngợi
đây
là
một
"tác
phẩm
thôi
miên
với
hành
trình
tìm
kiếm
sự
siêu
việt".
Với
giải
thưởng
này,
tài
năng
của Phạm
Thiên
Ân được
công
nhận
ở
phạm
vi
toàn
cầu
và
hứa
hẹn
mở
ra
một
sự
nghiệp
điện
ảnh
tươi
sáng
trong
tương
lai.
Đạo
diễn
Trần
Anh
Hùng
và
ông
Pete
Docter,
giám
đốc
sáng
tạo
Hãng
Pixar
-
Ảnh:
Reuters
Hai
bộ
phim
sắc
lạnh
về
thời
đại
Dù
Cannes
năm
nay
có
sự
xuất
hiện
của
nhiều
tên
tuổi
lớn
từng
thắng
Cành
cọ
vàng
và
các
giải
thưởng
quan
trọng
trước
đó,
ban
giám
khảo
hạng
mục
tranh
giải
chính
thức
năm
nay
-
được
dẫn
đầu
bởi
đạo
diễn
người
Thụy
Điển
hai
lần
thắng
giải
Cành
cọ
vàng
Ruben
Östlund
-
đã
trao
hai
giải
thưởng
quan
trọng
nhất
cho
hai
tên
tuổi
mới.
Anatomy
of
a
Fall
-
bộ
phim
tranh
giải
Cành
cọ
vàng
lần
thứ
2
của
nữ
đạo
diễn
người
Pháp
Justine
Triet
-
đã
bất
ngờ
giành
giải
cao
nhất:
Cành
cọ
vàng.
Bộ
phim
chính
kịch
về
một
vụ
án
mạng
bí
ẩn
dài
150
phút
này
như
một
ca
phẫu
thuật
được
soi
dưới
kính
hiển
vi
đầy
sắc
lạnh
và
thông
minh
về
đời
sống
riêng
tư
và
những
bí
ẩn
của
nội
tâm
con
người
hiện
đại,
tạo
ra
những
tranh
luận
sôi
nổi.
Một
nữ
tiểu
thuyết
gia
(do
diễn
viên
người
Đức
Sandra
Hüller
đóng)
buộc
phải
tự
bảo
vệ
mình
trước
tòa
khi
cô
trở
thành
nghi
phạm
chính
trong
vụ
sát
hại
chồng
mình
sau
cái
chết
bất
ngờ
của
anh
ta
tại
một
ngôi
nhà
nghỉ
dưỡng
trên
núi.
Sandra
Hüller
-
nữ
diễn
viên
người
Đức
có
hai
vai
diễn
trong
hai
bộ
phim
được
đánh
giá
cao
nhất
tại
Cannes
năm
nay
-
không
thắng
giải
Nữ
diễn
viên
như
hầu
hết
giới
phê
bình
dự
đoán
nhưng
được
xem
là
nhân
tố
quan
trọng
nhất
giúp
bộ
phim
này
chinh
phục
khán
giả,
bên
cạnh
thủ
thuật
làm
phim
ngày
càng
chuyên
nghiệp
và
thông
minh
của
Justine
Triet.
Justine
Triet
trở
thành
nữ
đạo
diễn
thứ
ba
trong
lịch
sử
76
năm
của
Cannes
giành
giải
cao
nhất,
sau
hai
đồng
nghiệp
Jane
Campion
cho
The
Piano
năm
1993
và
Julia
Ducournau
cho
Titane
năm
2021.
Năm
nay,
có
tới
bảy
nữ
đạo
diễn
trên
tổng
số
21
phim
tranh
giải
Cành
cọ
vàng.
Giải
cao
nhất
cho
Justine
Triet
có
vẻ
hơi
ưu
ái,
nhất
là
khi
bộ
phim
được
giới
phê
bình
tán
thưởng
nồng
nhiệt
là
The
zone
of
interest
của
Jonathan
Glazer
về
nhì
với
giải
Grand
prix.
The
zone
of
interest
được
chuyển
thể
từ
cuốn
tiểu
thuyết
cùng
tên
về
Thế
chiến
2
của
nhà
văn
xuất
sắc
người
Anh
Martin
Amis.
Bộ
phim
thứ
tư
của
đạo
diễn
người
Anh
gốc
Do
Thái
Jonathan
Glazer
gây
tiếng
vang
lớn
khi
tiếp
cận
chủ
đề
diệt
chủng
người
Do
Thái
với
một
cái
nhìn
hoàn
toàn
mới,
đầy
rủi
ro
và
thách
thức
về
vấn
đề
đạo
đức.
Bộ
phim
đầy
ám
ảnh
này
khắc
họa
cuộc
sống
riêng
tư
của
viên
chỉ
huy
người
Đức
(Christian
Friedel),
kẻ
chịu
trách
nhiệm
hành
quyết
vô
số
người
Do
Thái
tại
trại
Auschwitz.
Anh
ta
và
vợ
(Sandra
Hüller)
cùng
năm
đứa
con
tận
hưởng
những
giây
phút
thư
giãn
của
cuộc
sống
thượng
lưu,
bất
chấp
những
tiếng
rên
xiết
của
các
nạn
nhân
Do
Thái
trong
trại
diệt
chủng
cách
đó
không
xa.
Cách
tiếp
cận
táo
bạo
về
"sự
tầm
thường
của
cái
ác"
với
chủ
đề
gây
sốc
này
minh
chứng
cho
tài
năng
điện
ảnh
không
thể
chối
cãi
của
Jonathan
Glazer,
người
chỉ
đạo
diễn
ba
phim
trong
suốt
20
năm
qua
nhưng
đều
gây
tiếng
vang
với
Sexy
beast
(2000),
Birth
(2004)
và
đặc
biệt
là
bộ
phim
kinh
dị
khoa
học
giả
tưởng
Under
the
skin
với
Scarlett
Johansson
đóng
chính,
từng
được
tờ
The
Guardian
bình
chọn
đứng
thứ
4
trong
100
bộ
phim
xuất
sắc
nhất
đầu
thế
kỷ
21.
Cannes
không
quên
tên
tuổi
gạo
cội
Đạo
diễn
Justine
Triet
(Pháp)
giành
Cành
cọ
vàng
với
phim
Anatomy
ofa
Fall
-
Ảnh:
Reuters
Không
thể
không
nhắc
tới
những
tên
tuổi
cựu
trào
làm
nên
thương
hiệu
hàng
đầu
của
LHP
Cannes
như
Wim
Wenders,
Aki
Kaurismaki,
Kore-eda
Hirokazu,
Nuri
Bilge
Ceylan...
-
những
người
từng
đoạt
các
giải
thưởng
danh
giá
trong
quá
khứ.
Đạo
diễn
người
Phần
Lan
Aki
Kaurismaki,
từng
chiến
thắng
giải
Grand
prix
với
phim
The
man
without
a
past
(2002),
trở
lại
với
một
tác
phẩm
ngọt
ngào
Fallen
leaves
và
đoạt
giải
thưởng
của
ban
giám
khảo.
Phim
kể
về
hai
kẻ
cô
độc
ở
Helsinki
đang
tìm
kiếm
tình
yêu
đầu
đời.
Phim
của
Aki
luôn
giản
dị,
đậm
chất
ngụ
ngôn
về
cuộc
sống
đời
thường
và
có
cách
tiếp
cận
độc
đáo.
Fallen
leaves
cũng
không
ngoại
lệ,
thậm
chí
đây
là
phim
nhận
số
điểm
cao
nhất
của
giới
phê
bình
trên
tờ
Screendaily.
Giải
Nam
diễn
viên
chính
xuất
sắc
nhất
thuộc
về
Koji
Yakusho,
một
tên
tuổi
của
điện
ảnh
Nhật
Bản
trong
bộ
phim
đậm
chất
thơ
và
thiền
định
Perfect
days
của
đạo
diễn
cựu
trào
người
Đức
Wim
Wenders.
Diễn
xuất
tinh
tế
của
Yakusho
trong
vai
một
ông
lão
làm
công
việc
dọn
vệ
sinh
ở
Tokyo
yêu
thích
đọc
sách
và
cuộc
sống
thường
ngày
của
mình
trở
thành
thứ
vũ
khí
cảm
xúc
đào
sâu
vào
giá
trị
cốt
lõi
của
bộ
phim,
nhất
là
khi
quá
khứ
bí
mật
của
nhân
vật
chính
được
mở
ra.
Giải
Nữ
diễn
viên
chính
cũng
gây
bất
ngờ
khi
không
thuộc
về
Sandra
Hüller
với
hai
vai
diễn
xuất
sắc,
mà
được
trao
cho
nữ
diễn
viên
Thổ
Nhĩ
Kỳ
Merve
Dizdar
trong
bộ
phim
About
Dry
Grasses
đậm
tính
triết
lý
của
đạo
diễn
đồng
hương
Nuri
Bilge
Ceylan
-
người
cũng
từng
giành
Cành
cọ
vàng
trước
đây.
Và
cuối
cùng,
bộ
phim
Monster
của
đạo
diễn
kỳ
cựu
người
Nhật
Kore-eda
Hirokazu
thắng
giải
Kịch
bản
xuất
sắc
nhất
cho
biên
kịch
Sakamoto
Yûji,
bổ
sung
vào
bộ
sưu
tập
giải
thưởng
phong
phú
của
nhà
làm
phim
đương
đại
được
kính
trọng
nhất
của
điện
ảnh
Nhật
Bản,
dù
đây
là
bộ
phim
hiếm
hoi
ông
không
giữ
vai
trò
biên
kịch.
Monster
là
câu
chuyện
tàn
khốc
về
nạn
bắt
nạt
học
đường
ở
Nhật,
tiếp
cận
nhiều
góc
nhìn
khác
nhau
kiểu
"Rashomon"
của
Kurosawa
để
rồi
cuối
cùng
tiết
lộ
một
câu
chuyện
tình
cảm
động
và
đau
lòng
giữa
hai
thiếu
niên.
Bộ
phim
này
đồng
thời
cũng
chiến
thắng
giải
Queer
Palme
cho
phim
có
yếu
tố
đồng
tính
xuất
sắc
nhất.
http://dlvr.it/Spnmdd
http://dlvr.it/Spnmdd
No comments: